Thân chào các bạn xa gần
Nơi này các bạn có thể nêu những thắc mắc của mình về lãnh vực Mỹ Thuật nói chung, và chúng ta sẽ cùng trao đổi với nhau về những vấn đề có liên quan nhé

https://i300.photobucket.com/albums/nn25/MChauPham/MyThuat/cachvenhanvat.jpg

 

Bài 1: Hình Trong Tranh 

Bài 2: Các Trường Phái Nghệ Thuật

Bài 3: Chương trình dy hình ha cho lớp 2 D

 

hì hì...thú thật mình cũng chưa được ai dạy qui tắc vẽ tình cảm,có hồn như bạn hỏi? nhưng quá trình làm việc,dạy học,nghiên cứu...mình có cảm nhận riêng cho cá nhân mình về vấn đề này. Mình sẽ đưa ra ,có thể bạn sẽ ko hài lòng...và đây sẽ là một cuộc tranh luận lâu daÌ nhưng lí thú.[ngoại trừ những thiên tài…thì mình ko dám bàn ở đây}
ngay lần đầu sáng tác ,mình đã tự đặt câu hỏi này: bàn tay của người thợ ,khối óc cùa một nhà khoa học ,và trái tim của người làm nghệ thuật?cái nào cần thiết nhất???
chắc chắn đạt được ba điều trên thì quá tuyệt,nhưng cuộc đời làm sao dể hoàn hảo như vậy? khi mà chính ba điều kiện ấy lại tự mâu thuẩn nhau và rất khó hòa hợp.??
Và mình quyết định chọn “trái tim”nhưng cũng thật là nhiêu khê khi chính mình vẫn phải vật lộn với bao qui tắc,bao kiến thức lẩn lộn mà ko dám vượt ra,nó làm tác phẩm mình càng khô khốc ,xấu tệ…
Và càng gần đây [bạc tóc rồi] mình tự đặt ra qui tắc cho bản thân và mình dần dần thích tranh mình hơn ,quí tranh mình hơn[hì hì…chủ quan mình thôi nghe] Đó là khi ngắm vẽ một vật gì, phong cảnh, con người… mình sẽ ko ngắm chung chung, cảm xúc chung chung… mà mình phải nhìn cho ra cái nào mình thích, mình cảm cụ thể nhất. Ví dụ : ngắm chân dung cô gái đẹp, phải nhìn ra cái gì mình thích trội hơn, như con mắt bên trái đẹp quá, hay cái miệng có duyên quá…. chứ thấy cô gái đẹp quá ,mình cứ cắm cúi vẽ… đến khi hỏi đẹp chổ nào thì ú ớ…hi hi[ mình bị thường xuyên….]
Vẽ tĩnh vật, phong cảnh, người… thì phải ngắm lúc nào mình thấy được cái đẹp rõ ràng mới vẽ tập trung chú ý đến cái cảm xúc đó, Ví dụ: ánh sáng chạy đẹp, bóng đổ chuyển màu lung linh, đường cong đẹp…. mình chỉ tập trung cảm xúc và vẽ cho được cảm nhận đó, tối thiểu vẽ đạt được cái phần cảm nhỏ đó là mình thấy thành công rồi. Chứ mình vẽ, nhiều người khen tranh đẹp, mà bản thân mình nhìn ko biết đẹp chỗ nào, mình thích chổ nào? Cứ thích chung chung thì mau chán lắm. Có thể lừa được người khác,  chứ bản thân mình ko thể tự lừa được đâu! Hì hì… dài dai quá, mình ngưng đây, còn chừa hơi để tranh luận chứ hì hì…

 

Hoang Huy
 

Chương trình cơ bản

 Bài 3: Chương trình dy hình ha cho lớp 2 D

Môn hình họa:

 

  1. -Vẽ khối, cơ bản vuông, tròn, tam giác…

-Vẽ tay, chân, đầu tượng, toàn thân (tượng)…

*Yêu cầu: hiểu được cấu trúc, ánh sáng khối, phân tích hiểu được khối

      2.       -Học giải phẫu cơ thể học, xương, cơ… cơ bản

-Kí họa nghiên cứu chân dung (tự họa hoặc vẽ bạn bè) bằng chì, màu nước có bóng đơn giản.

-Minh họa toàn thân đơn giản bằng màu.

*Yêu cầu: hiểu được cấu trúc cơ thể học, biết phân biệt đặc điểm, và bóng khối đơn giản.

      3.       -Vẽ nhân vật toàn thân bằng màu khối (có chuyển mảng màu)

        -Vẽ nhân vật toàn thân dạng phối cảnh

*Yêu cầu: yêu cầu cấu trúc phức tạp do chuyển động khối - tạo mảng màu chuyển nhẹ.

4. -Đi sâu vào cơ thể học : cấu trúc, khớp nối, chuyển động của xương cánh tay, ngón tay, đầu gối…

    -Phân tích được cấu tạo hình của con người, vật… từ đó dựng các khối cơ bản, phức tạp (ứng dụng rất cần thiết cho SV học 3D)

    -Vẽ chi tiết khối cơ cho nhân vật (màu).

    -Hiểu các cơ diễn cảm trên mặt - sự chuyển động.

    *Yêu cầu: SV phải hiểu rõ các cấu trúc xương, khối cơ để vẽ hình khối trong một nhân vật, hiểu các cơ diễn cảm sự chuyện động…

5. -Vẽ minh họa từ hai nhân vật dạng phối cảnh (màu)

    -Sự tương quan màu của hai nhân vật

    -Kết hợp tạo chất liệu

    *Yêu cầu : hiểu được bố cục từ hai người, sự tương quan chính phụ, xa gần, ảnh hưởng màu sắc… tạo chất liệu làm phong phú cho nhân vật.

6. -Vẽ kí họa toàn thân, chân dung đặc điểm bản thân hoặc bạn bè…

    -Từ đây sáng tạo ra một nhân vật bằng những đặc điểm đã có.

    -Tạo nhân vật ở các góc độ bằng màu

    *Yêu cầu : Phải hiễu rõ tính cách nhân vật để tạo cho phim sau này - trang trí màu phù hợp.

 

Môn vẽ trang trí:

 

  1. -Vẽ bảng màu thuần sắc.

-Trang trí hình tròn, chữ nhật, đường diềm.

-Sự tương phản màu sắc, ánh sáng, sự hài hòa…

*Yêu cầu: biết cách pha màu, biết cơ bản về các gam màu chủ đạo, sự tương quan màu sắc…

      2.       -Ký họa hoa lá, côn trùng bằng chì, màu

-Cách điệu trang trí    

-Kí họa thú – trang trí màu (có mảng khối)

*Yêu cầu: biết quan sát, vẽ tìm tư liệu để hiểu cách trang trí, cách điệu một nhân vật phim.

      3.       -Vẽ kí họa, trang trí nội ngoại thất dạng phối cảnh.

        -Trang trí có màu chủ đạo.

        -Trang trí với một sắc màu (cùng một tông)

*Yêu cầu: hiểu được sự xa gần (gần rõ, xa mờ nhạt), tạo được không gian (chiều sâu)

      4.       -Kí họa, vẽ phong cảnh ngoài trời (trắng đen)

        -Kí họa, vẽ phong cảnh ngoài trời (màu)

        -Chắt lọc vẽ lại thành 1 Background cho phim

        -Một bài với gam màu chủ đạo (có màu thời gian sáng, tối)

        -Một bài với gam màu 1 tông

            *Yêu cầu: hiểu được các lớp, không gian, chiều sâu của background – nhất là sự hài hòa có màu chủ đạo.

 

Môn phối cảnh:

 

-Vẽ phối cảnh khối vật

-Phối cảnh nội ngoại thất với 1, 2, 3 điểm tụ

-Phối cảnh con vật

-Phối cảnh người ở các góc độ

-Phối cảnh cấu trúc nhân vật ở dáng động với các góc nhìn.

*Yêu cầu: SV phải hiểu rõ để ứng dụng vẽ được background, nhân vật ở các góc độ camera.

 

Môn cơ sở bố cục tạo hình:

 

-Lý thuyết bố cục.

-Giải quyết “hình” trong bố cục.

-Thực hành một bài vẽ bố cục màu (có hình)

*Yêu cầu: SV biết cách nhìn bố cục và hiểu được “hình” trong tranh

 

Môn lịch sử mĩ thuật:

 

-Khái quát lịch sử mĩ thuật thế giới, Việt Nam

-Các trường phái trong mĩ thuật

-Lịch sử hoạt hình Manga, 2D, 3D

*Yêu cầu: hiểu được sự phát trển của lịch sử mĩ thuật – nhất là hiểu được cơ bản của các trường phái hội họa…

 

Môn Story Board:

 

-Cách chuyển từ kịch bản phân cảnh (chữ) qua kịch bản phân cảnh bằng tranh vẽ (trắng đen)

-Kịch bản phân cảnh bằng tranh màu (màu nước hoặc Photoshop)

*Yêu cầu: nắm bất được các từ chuyên môn, các cơ bản để chọn góc độ camera hình ảnh.

 

Môn Layout:

 

-Từ Storyboard vẽ ra bảng layout chi tiết, thời gian…

-Tạo một số layout của background

-Tạo modelShilf một nhân vật các góc độ

*Yêu cầu: biết dùng từ chuyên môn trong layout, biết phân tích thời gian hợp lý.

 

Môn phác họa người mẫu:

 

1. Các bước kí họa.

-Kí họa dáng tĩnh (ngồi đứng)

-Kí họa từ 10 – 15 phút mỗi dáng.

      2. Tập kí họa nhanh (dáng động)

-Từ 3 – 5 phú/mỗi dáng

-Tập kí họa theo trí nhớ

      3.       -Kí họa sâu

-Nghiên cứu có mảng khối (trắng đen)

        -í họa sâu có mảng khối (màu)

4. -Kí họa dáng và chắt lọc có bóng đơn giản theo khối để ứng dụng làm nhân vật phim sau này

    -Kí họa điểm màu (có màng khối đơn giản)

5. Kí họa nét sự chuyển động dáng (dạng phối cảnh) ở các góc độ

   

6. Kí họa dáng động khuân vác, khiêng vật nặng… để hiểu rõ về điểm trọng lực rơi

   

*Yêu cầu: SV nắm bắt được các điểm sau trong kí họa :

        -Hình (diện) – khối

        -Đường nét

        -Màu sắc

        -Tỉ lệ

        -Phương hướng, dọi, đường lượn dáng

        -Tính chất

Khác với chụp ảnh, vẽ kí họa giúp SV tập quan sát, tìm hiểu, luyện mắt luyện tay. Rung cảm về dáng dấp, động tác lao động, hình, trọng tâm… cốt không để SV rơi vào chi tiết.

 

Môn vẽ xen kẽ:

 

  1. -Xác định được hình chính (Key) trong quá trình vật chuyển động.

-Cách vẽ những hình phụ (pha giữa)

-Hiểu về sự chuyển động của vật cứng và mềm, có sự chuyển động khác nhau.

-Hình xen kẽ - thang nhịp điệu

-Sự nhanh chậm (cường độ)

-Đường chuyển động.

      2. Để SV không chán khi phải học xen kẽ lâu, nên kết hợp xen kẽ và diễn xuất cơ bản

        -Phương pháp diễn xuất cơ bản   

-Ứng dụng xen kẽ và diễn xuất làm một ít đoạn phim text nhỏ

*Yêu cầu: SV nắm bắt được cách xen kẽ, cách lọc nét, hiểu được timeline, biết được đường chuyển động và nhất là tự biết ghép thành bộ động trên máy một cách đơn giản để hiểu rõ hơn về sự đúng sai trong chuyển động.

 

Môn vẽ vi tính (Photoshop)

 

1. Cơ bản:

-Công cụ cơ bản

-Các lệnh cơ bản

-Lọc nét, đổ màu cơ bản nhân vật, background

-Scan, ghép vào máy tạo những bộ động cơ bản (penal text) của các bài tập xen kẽ, diễn xuất.

      2. Background:

-Màu đơn giản, chuyển màu nhẹ, vào Background

-Màu mảng chuyển từng lớp vào background

-Tạo ánh sáng, chất liệu… vào background (tả thật)

-Background cuộn ngang, dọc

*Yêu cầu: SV nắm bắt một số công cụ chính để vẽ nét, background, tạo bộ động xuất ra các file để làm phim.

 

 

Môn vi tính dựng phim:

 

-Xuất file từ Photoshop

-ghép hình ảnh vào Premiere

-Các hiệu ứng, kĩ xảo, trong Premiere

-Ghép âm thanh, thu âm thanh

-Xuất phim

*Yêu cầu: SV nắm bắt cụ thể đặt tính của phần mềm, để dựng thành tập phim hoàn chỉnh.

 

Môn vẽ diễn xuất:

 

  1. -Diễn xuất các bộ động của người và thú như : đi, chạy, nhảy…cờ bay, vải… ðTạo phim text

      2.       -Diễn xuất của các hiệu ứng bên ngoài như : bụi, nước, lửa, khói, gió

        -Tạo phim text.

 

Môn 3D Maya:

 

  1. -Cơ bản của phần mềm Maya.

-Modeling cơ bản: máy bay, chim, cá, ngựa, sư tử… khỉ, người… cơ bản

-Background đơn giản

      2.       -Chất liệu, ánh sáng, camera

-Tạo chất liệu – gắn chất liệu – map Alpha

        -Tạo đèn – bóng đổ

        -Tạo camera.

     3. Charater cơ bản, hiệu ứng cơ bản

        -Gắn xương,…

        -Mưa, nước, lửa, khói, bụi…

     4. Diễn xuất

        -Cơ bản camera, đồ vật

        -Nhân vật

     5. Tạo phim quảng cáo 3D hoặc phim hoạt hình 3D

        -Render

        -Ghép phim

*Yêu cầu: SV nắm bắt được một số cơ bản của phần mềm 3D, từ đây có thể ứng dụng, nghiên cứu… bổ sung cho ngành hoạt hình 2D và có thể đi sâu vào công nghệ 3D.

 

Môn thực tập: (học kì 7, 8)

 

                Riêng năm thứ 4 : học kì 7, 8 chủ yêu thực tập làm phim ngắn của từng cá nhân SV. Vì vậy phải sắp xếp từng công đoạn thời gian thứ tự cho SV dễ dàng làm phim (không thể sắp xếp như học từng bộ môn xen kẽ - Sẽ tạo nhàm chán và không đạt hiệu quả)

            Học kì 7:

     1. Layout (30 tiết)

GV hướng dẫn SV tạo kịch bản, storyboard, tạo nhân vật, background (dạng layout)

     2. Diễn xuất (60 tiết)

     3. Vẽ xen kẽ (45 tiết)

     4. Vẽ background (màu) (45 tiết)

     5. Đổ màu nhân vật (45 tiết)

     6. Hậu kì phim – xuất phim (45 tiết)

        *Yêu cầu: SV phải tự làm một mình một đoạn phim ngắn để hiểu rõ tất cả các công đoạn làm phim. Như vậy qua 2 học kì thực tập các SV sẽ kinh nghiệm dễ dàng làm bài tốt nghiệp.

 

 

 

 

Hỏi Đáp Mỹ Thuật

Re: m Châu

Date: 2011-05-19 | By: hoang huy

hì hì M Châu biết rồi đó...nghề mình lí thuyết học không bao lâu cả,chút xíu à...nhưng quan trọng là thực hành suốt..hì hì

bạn hoc ve

Date: 2011-05-17 | By: hhuy


các chương trình mình soạn hơi nặng ,có dịp mình sẽ gởi từ từ lên...bạn thắc mắc cần cụ thể hơn ,ví dụ ;cách vẽ sơn dầu ,màu nước,hính họa ,trang trí ,cách vẽ phong cảnh, phối cảnh....

người học vẽ

Date: 2011-05-17 | By: hhuy

ồ,ko biết bạn muốn học hiểu về cái gì?thôi thì mình gởi bạn xem chương trình cơ bản [mình soạn chung]...nếu bạn cần cái gì chi tiết hơn ,có điều kiện anh em tụi mình sẽ hướng dẫn rõ hơn nghe. Chúc bạn khỏe

vẽ tranh

Date: 2011-05-17 | By: nguời hoc vẽ

anh HS Hoàng Huy ơi anh có thể noi cho tui em biết phương pháp lên một bức tranh với thứ tự như thế nào không? em cũng có vẽ tranh chơi ở nhà nhưng em vẽ rừng lăm muôn vẽ như thế nào thì vẽ không có phép tắc gì hết. Vây anh cho tụi em cái tạm gọi là "qui trình vẽ một bức tranh đi anh" tụi em cám ơn anh nhiều lắm, để nhiều khi rảnh rổi tụi em vẽ chơi mà có hiệu quả chứ vẽ rừng hoài chán lăm , vẽ hoài mà không thấy lên tay gì hết. em có hoc qua lớp sơ cấp mỹ thuật mấy ông thầy xuống chỉ dạy phóng tranh cổ đông và kẻ chử không ha, nhưng nay đã có máy vi tinh làm rui nên tui em thất nghiệp, thành ra phai vễ tranh để bán cho khách du lịch. quê em ở dalak có rất nhiều khách dulich, khi nào tụi em làm ăn khấm khá sẽ rủ anh lên đây vẽ các anh thích ngay thôi.

mong được sự chỉ dạy của anh

Re: vẽ tranh

Date: 2011-05-17 | By: DL

Huy ơi có người tôn làm sư phụ rùi đó hảy trổ tài đi hihi
co gi DL giúp cho

Re: Re: vẽ tranh

Date: 2011-05-17 | By: hhuy

ồ,Di Linh trả lời được cái gì thì trả lời dùm mình với...ai trả lời cũng vậy mà...hì hì cám ơn trước nghe,

Re: vẽ tranh

Date: 2011-05-17 | By: hhuy

bạn ơi,phương pháp để vẽ một bức tranh thông thường[ sáng tác chứ ko phải sao chép] rất nhiều cách ...mỗi họa sĩ có mỗi cách khác nhau,nhưng trên một qui tắc cơ bản chung.ví dụ: bạn muốn vẽ một bức phong cảnh thiên nhiên thật trước mặt lên tranh:
_ đầu tiên bạn phải ngắm một góc nào bạn thấy thích [thường căn bản là cắt 1 khung hình bằng giấy cứng ,bạn qui nhìn vào khung góc cảnh mà bạn thấy đẹp]
_cố gắng tìm góc cảnh có bố cục đẹp sẳn thì càng tốt.
_Phải cảm nhận được cái nào chính phụ trong tranh [ví dụ con nai [hoặc bò...uống nước suối ] Nai là chính ,suối,đá,rừng cây là phụ...hoặc có thể bạn thích vật khác chính cũng được tùy theo cảm của tác giả,ko lệ thuộc vào thói quen.
_và bắt đầu phác lên tranh ,ta sẽ dần phài làm những công việc như sau:
_có thể" nheo mắt " lại ,ta sẽ thấy rõ các mãng hình rất rõ như: các khối đá trước,bụi cây trước,mặt đất,con suối,con nai,nhóm cây sau,nhóm rừng xa cùng ,mây, trời...sau đó bạn phác nhẹ thành hình học cơ bản như :nhóm đá hình thang,nhóm cây hình chữ nhật,suối hình ziczac ,góc trời hình chữ nhật....v..v ,có nghĩa ta làm gọn lại ,bỏ tất cả chi tiết vụn vặt..và có thể di dời cho đẹp bố cục tranh.
[ để dễ đẹp cố gắng đừng để các mãng hình có diện tích bằng ,giống nhau...nên có từng nhóm lớn nhỏ khác nhau.]
_sau đó khi lên tranh ,với qui tắc"GẦN RÕ XA MỜ...GẦN CHI TIẾT XA ĐƠN GIẢN"những vật ở gần bạn vẽ rõ chi tiết,vật xa vẽ nhạt hơn và đơn giản hơn
_vẽ cho được từng lớp gần,xa rõ ràng..ví dụ như: lớp 1 là nhóm khối đá,lớp 2 là nhóm bụi cây,nhóm 3 là suối,nai,nhóm 4 là rừng cây xa.....và từ đây ít nhiều bạn phải ứng dụng luật phối cảnh theo tầm mắt của bạn nhìn.
_Lên màu [đánh bóng] phải có đủ ba sắc độ chính :đậm tối,trung gian[xám], sáng..Thường theo quy tắc "NÓNG GẦN XA LẠNH" có nghĩa màu nóng [như đỏ cam vàng...] sẽ thấy gần, Màu lạnh[như xanh dương,lá..]sẽ thấy xa
_ những nhóm ở xa [như rừng xa] ảnh hưởng màu rất lớn với nền sau cùng [trời...]gần như nhòa với nhau ,mới tạo được không gian xa gần .
_Màu nhóm chính [con nai..] sẽ ảnh hưởng ít nhiều cảnh xung quanh [gần giống như ánh đèn màu phát sáng làm ảnh hưởng xung quanh...]
_ Trong mỗi mãng màu sáng tối đều có đậm nhạt...
....khó nói rõ cho bạn quá ,nhưng cần nhất bạn chú ý những phần chính như:
_bố cục,nội dung chính phụ,phối cảnh xa gần,tạo các nhóm khác nhau,tối thiểu đủ ba sắc độ sáng tối trung gian,sự tương quan màu sắc,có Màu chủ đạo,Không nhất thiết phải giống màu theo thiên nhiên thật mà là màu cảm của mình,...ô,còn những cái khác như tiết tấu,nhịp điệu,hình,đường chạy ,nóng lạnh,có màu [ko màu]..v v..
...có thể bạn hỏi từng phần cụ thể mình dễ nói hơn ...chứ nói chung chung bạn sẽ rối cả lên ....chào bạn nhé.

mchau

Date: 2011-05-09 | By: athanhart@yahoo.com

minh chau xin loi phai anh la 6 no khong

athanhart@yahoo.com

Date: 2011-05-10 | By: Minh Chau

Dạ hổng có phải, Minh Châu Phạm khóa 4 chứ không phải anh Minh Châu khóa 1, hình như anh khóa 1 cũng có tên là Minh Châu đã vượt biên và sống ở nước ngoài từ lúc ra trường, lâu lắm rồi. Thanks

Re: athanhart@yahoo.com

Date: 2011-05-17 | By: DL

MChâu ơi Email này [athanhart@yahoo.com] là của anh Hà Phú Thành điếu khắc khóa 1 chúng với anh Tiền đó ảnh hỏi thăm về anh châu cùng lớip điêu khắc K1 với ảnh đó mà

<< 402 | 403 | 404 | 405 | 406 >>

New comment